Những căn bếp nhỏ hẹp chưa hẳn đã phải là một hạn chế. Nếu biết cách sáng tạo và tận dụng tối đa diện tích thì bạn sẽ biến căn bếp thành một nơi thật sự ấn tượng và tạo được cảm hứng cho chính mình.
1. Thiếu ánh sáng
Nhiều gia đình thường bố trí bếp và bàn ăn gần nhau, sử dụng nguồn đèn có một công tắc duy nhất. Muốn cho không khí bàn ăn ấm cúng hơn nên nhiều gia đình chọn đèn vàng sáng vừa phải. Tuy nhiên, khu vực bếp cần ánh sáng mạnh để thao tác được chuẩn xác, an toàn. Nếu có thể, bạn nên bố trí đèn theo khu vực với các công tắc riêng.
- 2. Bếp nấu ở gần vị trí có nhiều gió
Đa số các gia đình dùng bếp điện, bếp gas nhưng khu vực nhiều gió có thể khiến lửa, hơi nóng bị tạt vào trong phòng. Bạn nên đặt bếp ở nơi kín đáo, có máy hút mùi hoặc thông gió trên cao.
- 3.Cửa bếp nhìn thẳng vào WC
Kể cả khi WC có sạch sẽ như nào thì đây vẫn là nơi có nhiều luồng khí không tốt cho sức khỏe. Bởi vậy, bạn nên hạn chế để khu vực vệ sinh và chế biến đồ ăn nằm trên một luồng thông gió.
Bếp không có máy hút mùi, thông gió
Hầu hết các món ăn châu Á, trong đó có Việt Nam, có nhiều mùi nên bạn nhất thiết phải bố trí các thiết bị hút mùi. Dù phòng có cửa sổ nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thể mở cửa bởi có những hôm thời tiết không thuận lợi như mưa to hay nắng gắt.
4. Không ốp gạch bảo vệ tường bếp
Không ốp gạch tường nhà bếp là một sai lầm, bạn có thể tiết kiệm chi phí lúc đầu, Nhưng về sau, khi hơi nước, độ ẩm và hàm lượng dầu mỡ cao sẽ bám trực tiếp lên tường nhà bạn thì chi phí để vệ sinh còn tốn hơn lúc đầu.
Do đó, bạn nên ốp gạch tường để tiện cho việc vệ sinh, vì vệ sinh trên tường gạch vẫn dễ dàng hơn rất nhiều.
- 5.Tránh lãng phí không gian bếp
Nhiều căn bếp được ưu tiên thiết kế rất rộng gây nên sự lãng phí không cần thiết. Nên tận dụng các không gian sau cánh cửa, không gian trên nóc tủ lạnh, nóc lò vi sóng, thạm trí trên bếp để đặt những chiếc hộp đựng đồ. Một số tủ bếp, ở phía trên hoặc phía dưới có thiết kế dài, bạn nên tận dụng làm các ngăn đựng đồ lửng (ở vị trí ngang tủ) cũng rất hợp lý.